• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2021, triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2022

    Chiều ngày 24/12/2021, tại Phòng họp trực tuyến, Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2021, triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2022.

 

          Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy

            Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Tháp - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum và Đồng chí: Nguyễn Tấn Liêm - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đồng sức, đồng lòng, quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBVPTR) đạt được những kết quả nổi bật đáng khích lệ, cụ thể: Đã xóa bỏ các triệt để điểm nóng vi phạm  Luật Lâm nghiệp (trong năm 2021 có 9/10 huyện không có điểm nóng). Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh không còn điểm nóng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tổng số vụ vi phạm phát hiện năm 2021: 201 vụ, khối lượng gỗ vi phạm 432,464 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; diện tích thiệt hại 74,11 ha;  So với năm 2020: số vụ vi phạm giảm 160 vụ (tương ứng 44,3 %), khối lượng gỗ vi phạm giảm 766,323 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại (tương ứng 63,9 %). Thực hiện trồng 4.822,99 ha rừng (đạt 160,77% kế hoạch đề ra); Trồng 701.723 cây phân tán (đạt 116,6% kế hoạch). Giao rừng cho 13 cộng đồng với diện tích 1.257,35 ha. Triển khai bàn giao diện tích rừng do UBND xã đang quản lý về cho các đơn vị chủ rừng quản lý.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những vấn đề bất cập, tồn tại, hạn chế cần được giải quyết: Diện tích rừng bị thiệt hại tăng so với cùng kỳ năm 2020. Tình trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp diễn ra phổ biến, khó kiểm soát. Một số chủ rừng là tổ chức chưa thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có lúc, có nơi hiệu quả mang lại chưa cao. Pháp luật về lâm nghiệp có những quy định khó thực hiện, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương...

Đồng chí: Nguyễn Tấn Liêm - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

thông qua Báo cáo tổng kết công tác QLBVPTR năm 2021

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy đã biểu dương kết quả đạt được trong công tác QLBVPTR trong năm qua, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong công tác QLBVPTR. Đồng thời định hướng những nội dung trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, cụ thể: Tiếp tục  thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của các cấp về công tác QLBVPTR. Khẩn trương cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25-11-2021 của BCH đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm trước BTV Tỉnh ủy nêu để xảy ra vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn phụ trách. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của lực lượng tham gia công tác QLBVPTR; thường xuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm. Xử lý dứt điểm các vụ án trong lĩnh vực Lâm nghiệp, không để tồn đọng. Nghiên cứu triển khai các giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng (gắn việc QLBVPTR với phát triển du lịch, sinh thái, chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng rừng và cây ăn quả đa mục đích có giá trị kinh tế cao hơn......). Thường xuyên kiểm tra diện tích rừng mới trồng năm 2021, thực hiện trồng dặm, chăm sóc và phòng chống cháy rừng có hiệu quả...

Đ/c Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy  phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Từ các điểm cầu, đại biểu đã tập trung phân tích, thảo luận, đánh giá những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai nhiệm vụ QLBVPTR , đồng  thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác QLBVPTR trong thời gian tới. Đặc biệt, Hội nghị đã tập trung các nội dung trọng tâm: công tác chuẩn bị trồng rừng năm 2022; những khó khăn trong thực hiện cơ chế chính sách về Lâm nghiệp; những bất cập trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung ...

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp quản  lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2022:

1. Về nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng

 Nghiên cứu, triển khai các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng; hoàn thành việc bàn giao diện tích rừng do UBND xã đang quản lý; Rà soát, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp để thuận lợi trong quá trình thực hiện; triển khai các chương trình, dự án cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng, khu vực biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ QLBVPTR; thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động QLBVPTR; Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến; Quản lý, giám sát chặt các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Triển khai tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2021-2022, đặc biệt chú trọng PCCCR đối với diện tích rừng mới trồng; Xử lý kịp thời các điểm nóng vi phạm Luật Lâm nghiệp; Thường xuyên theo dõi, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản và mộc dân dụng trên địa bàn tỉnh; Xử lý nghiêm, dứt điểm các phương tiện giao thông không đủ điều kiện tham gia lưu thông. Huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ sinh kế cho người dân hướng người dân chuyển dần sang sản xuất lâm nghiệp bền vững, hiệu quả; Thí điểm các mô hình sản xuất có hiệu quả cao, đánh giá và nhân rộng.

2. Về nhiệm vụ phát triển rừng

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách liên quan đến công tác phát triển rừng; Rà soát, xác định quỹ đất để phục vụ công tác phát triển rừng năm 2022; Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển, chế biến dược liệu; Xác định và lựa chọn loại cây trồng rừng, cây dược liệu phù hợp điều kiện lập địa và đảm bảo tạo sinh kế cho người dân, góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định từ hoạt động phát triển rừng, ngăn chặn hiệu quả việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Tỉnh ủy viên - Phó chủ tịch UBND tỉnh

Phát biểu Kết luận, Bế mạc Hội nghị

3. Nâng cao vai trò trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ QLBVPTR

Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác QLBVPTR;  Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đưa nội dung quản lý, bảo vệ rừng là một tiêu chí chính để đánh giá, xếp loại và thi đua hằng năm đối với tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức... ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các địa phương, cơ sở có liên quan.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

VIDEO CLIP