• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TU về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu

Xác định tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Kon Tum đã và đang đầu tư phát triển vùng dược liệu tập trung đối với 10 loại dược liệu có thế mạnh, đó là: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử, Lan kim tuyến, Nghệ vàng, Đinh lăng, Sa nhân tím, Ý dĩ và nấm dược liệu.

Xác định tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Kon Tum đã và đang đầu tư phát triển vùng dược liệu tập trung đối với 10 loại dược liệu có thế mạnh, đó là: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử, Lan kim tuyến, Nghệ vàng, Đinh lăng, Sa nhân tím, Ý dĩ và nấm dược liệu.

Bảo tồn và nhân giống nguồn gene sâm quý Ngọc Linh

Tháng 3/2018, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TU về đầu tư, phát triển và chế biến Dược liệu. Theo đó, Quy hoạch Bảo tồn, đầu tư và phát triển vùng Dược liệu cũng đã được xác lập, trong đó định hình vùng dược liệu là 25.000 ha vào năm 2030, riêng sâm Ngọc Linh 10.000 ha. Phấn đấu đưa Kon Tum trở thành vùng Dược liệu trọng điểm Quốc gia.

Xác định cây dược liệu là một trong những sản phẩm có lợi thế và là sản phẩm chủ lực, chính vì vậy tỉnh đã ban hành một số giải pháp hỗ trợ như: Chuẩn bị quỹ đất, rừng để thu hút nhà đầu tư, khuyến khích mô hình phát triển dược liệu dưới tán rừng như: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (sâm dây), Ngũ vị tử, nấm ăn và nấm dược liệu…

Qua gần 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trên địa bàn toàn tỉnh đã có khoảng 2.416,5 ha dược liệu. Tiêu biểu nhất là diện tích sâm Ngọc Linh đã trồng được khoảng hơn 1.000 ha; Đảng Sâm 628,9 ha; Đương qui 57,5 ha; Nghệ vàng 168,1 ha; Sa nhân 117,8 ha... Hình thành được một số vùng trồng dược liệu tập trung, điển hình như: vùng trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây tại huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei; vùng trồng Sa nhân tím tại huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum.

Hiện có 02 cơ sở đủ điều kiện sản xuất và cung ứng giống sâm Ngọc Linh ra thị trường đó là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum; Hình thành cơ sở sản xuất giống dược liệu tại Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông.

Tỉnh đã thành lập Hội dược liệu tỉnh Kon Tum,  đầu tư xây dựng 03 cơ sở sản xuất giống dược liệu tại huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cây giống dược liệu trên địa bàn. Ngoài ra thu hút được 07 đơn vị: HXT nông nghiệp Tuyết Sơn, Công ty CP thương mại nông nghiệp và dược liệu Đồng Xanh Kon Tum, Công ty cổ phần Kora, HTX Dược liệu Hữu cơ Tu Mơ Rông, Công ty TNHH Biophap, Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ thương mại Trường Tiến Măng Đen đầu tư nhà máy, công nghệ chế biến dược liệu.

Hình thành được chuỗi liên kết từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu đối với sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử, bước đầu các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước; Thiết lập được chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh Kon Tum; xây dựng logo chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”; xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum.

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum và 09 loại dược liệu khác: Đảng sâm Kon Tum (sâm dây), Đương quy Kon Tum, Ngũ vị tử Kon Tum, Lan kim tuyến Kon Tum, Nghệ vàng Kon Tum, Đinh lăng Kon Tum, Sa nhân tím Kon Tum, Ý dĩ Kon Tum, Nấm linh chi Kon Tum.

Để bảo tồn và sản xuất giống dược liệu, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông xây dựng vườn ươm giống gốc, hàng năm ươm khoảng 1 triệu cây con, trong đó ngũ vị tử khoảng 500.000 cây và sâm Ngọc Linh 50.000 cây, các loài dược liệu khác 450.000 cây. Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum thiết lập vườn ươm sâm Ngọc Linh với công suất 3,7 triệu cây/năm; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô xây dựng vườn ươm với công suất hơn 300.000 cây/năm.

Chuẩn bị cho công tác chế biến, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen (giai đoạn 1) với  tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ 800 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác trên diện tích 30 ha. Dự án hiện đang được triển khai thực hiện với tổng kế hoạch đã bố trí đến năm 2021 đạt 54 tỷ 920 triệu đồng.

Công tác kêu gọi thu hút đầu tư được tỉnh lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm, các dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, dự án trồng, chế biến dược liệu thân thiện với môi trường, đảm bảo các dự án phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đầu tư, phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Tính đến tháng 6/2021, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho 24 dự án phát triển dược liệu với tổng vốn đăng ký đạt 13.213 tỷ đồng. Đến nay đã có một số dự án lớn đi vào triển khai hoạt động đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, theo đó trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh có 31 dự án kêu gọi thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực Dược liệu với quy mô gần 13.900ha, tổng vốn đầu tư 8.995 tỷ đồng tại các huyện, thành phố - chủ yếu ở 3 huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

VIDEO CLIP